Có giấy hẹn lấy bằng lái xe có được tham gia giao thông không?
Bằng lái xe là giấy tờ quan trọng cần mang theo khi tham gia điều khiển xe cơ giới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hi hữu, người lái xe chỉ có giấy hẹn mà chưa có GPLX. Vậy, chỉ có giấy hẹn lấy GPLX có được tham gia giao thông hay không?
Bằng lái xe là gì? Tìm hiểu thông tin về bằng lái xe
Trong thực tế, bằng lái xe chính là giấy phép lái xe (xe máy, xe ô tô 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ,…vvv) được sử dụng phổ biến khi tham gia giao thông. Để sở hữu một tấm bằng lái xe, mọi người thường cần trải qua kỳ thi sát hạch được các trung tâm, cơ sở uy tín tổ chức. Hiện nay, người tham gia giao thông có thể học một số loại bằng như B1, B2, C,…vvv.
Các vấn đề liên quan đến bằng lái xe khi tham gia giao thông
Nếu kết quả sát hạch lái xe đạt yêu cầu, người tham gia sát hạch đều sẽ nhận được một giấy hẹn chờ lấy bằng lái. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ lấy bằng, mọi người vẫn sử dụng phương tiện cá nhân để đi làm, đi học,..vv như bình thường. Vậy việc chưa có giấy phép lái xe có ảnh hưởng gì đến việc tham gia giao thông không?
Có giấy hẹn lấy bằng lái xe có được tham gia giao thông không?
Khi chưa nhận bằng lái xe, nhiều người khá lo lắng trong việc sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông hàng ngày. Vấn đề lớn nhất đặt ra là chỉ có giấy hẹn lấy bằng lái xe có được tham gia giao thông không?
Trên thực tế, Luật giao thông đường bộ đã quy định về vấn đề này. Nếu xét theo khoản 2, Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi điều khiển phương tiện, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
- Giấy tờ đăng ký xe.
- Giấy phép lái xe với người điều khiển xe cơ giới (tùy thuộc vào loại phương tiện mà mang theo hạng GPLX tương ứng)
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe cơ giới)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo quy định trên, việc mang theo GPLX khi tham gia điều khiển xe cơ giới là bắt buộc. Ngoài bản chính GPLX, pháp luật không công nhận bất kỳ hình thức nào khác của bằng lái.
Trong trường hợp người có thẩm quyền yêu cầu xuất trình GPLX, người điều khiển phương tiện không đưa ra được bản chính mà chỉ đưa hồ sơ lái xe hoặc bản sao giấy phép công chứng thì vẫn bị bị xử phạt vi phạm theo quy định.
Xem ngay: Chạy quá tốc độ có bị giữ bằng không?
Không có bằng lái xe có đăng ký xe được không?
Ngoài việc tham gia giao thông, quy trình đăng ký xe cũng được nhiều người quan tâm. Trong đó, vấn đề được chú ý nhiều nhất là “không bằng lái có được đăng ký xe không?”
Nếu theo quy định trước đây, người không có bằng lái sẽ không được đăng ký xe. Tức chỉ có những người trên 18 tuổi mới được đứng tên để đăng ký bằng lái xe (áp dụng cho cả xe máy và ô tô). Tuy nhiên, hiện tại quy định trên đã có một số thay đổi giúp người điều khiển phương tiện giao thông đăng ký xe dễ dàng hơn.
Theo quy định mới về việc đăng ký cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người đăng ký xe không cần xuất trình giấy phép lái xe và hộ khẩu mà mà chỉ cần CMND/CCCD. Nếu người đăng ký không xuất trình được CMND/CCCD hoặc thông tin ghi trên CMND/CCCD không khớp với địa chỉ trên giấy đăng ký xe mới phải xuất trình hộ khẩu để đối chiếu lại.
Hồ sơ đăng ký xe cần chuẩn bị những giấy tờ quan trọng nào?
Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe những giấy tờ sau: Giấy khai đăng ký xe theo mẫu quy địng, Giấy tờ của chủ phương tiện và Giấy tờ của xe.
Trong trường hợp chủ xe là người Việt Nam, cần xuất trình các giấy tờ quan trọng như:
- CMND/CCCD: Nếu người đăng ký chưa được cấp CCCD/địa chỉ thường trú trong CCCD không khớp với nơi đăng ký thường trú (trong giấy khai đăng ký xe), có thể xuất trình Sổ hộ khẩu thay thế.
- Thư giới thiệu của thủ trưởng cơ quan và đơn vị công tác. Ngoài ra, người đăng ký cần nộp kèm theo Giấy chứng minh CAND, Giấy chứng minh QĐND (theo quy định của Bộ Quốc phòng). Nếu không có các giấy tờ trên, có thể xin giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác để thay thế.
- Thẻ học viên hoặc thẻ sinh viên (hệ tập trung từ 2 năm trở lên) tại các trường đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc học viện. Ngoài ra còn cần thêm giấy giới thiệu của nhà trường nơi đang theo học.
Như vậy, người mua xe hoàn toàn có quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản với phương tiện cá nhân của mình. Hiện nay, Pháp luật cũng không quy định độ tuổi cụ thể đứng tên trên giấy tờ đăng ký xe. Chính vì vậy, dù không có bằng lái xe, người sở hữu phương tiện vẫn được đăng ký giấy tờ xe bình thường.
Xem ngay: Hướng dẫn thủ tục đổi màu sơn xe ô tô
Không mang bằng phép lái xe khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông cơ giới xử phạt như thế nào?
Theo thông tin đã đề cập ở phần trên, người tham gia điều khiển phương tiện giao thông cơ giới nếu không mang bằng lái xe sẽ bị xử phạt. Theo điều
Điều 16 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, việc không mang bằng lái xe khi điều khiển phương tiện cơ giới bị xử phạt như sau:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng nếu người điều khiển phương tiện giao thông phạm 1 trong các lỗi sau:
- Điều khiển phương tiện không có Giấy tờ đăng ký xe, giấy đăng ký rơ-moóc hoặc sơ mi rơ-moóc theo đúng quy định.
- Điều khiển xe không biển số (nếu phương tiện thuộc loại phải gắn biển số theo quy định).
- Điều khiển phương tiện không có Giấy chứng nhận (hoặc tem kiểm định) bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật theo quy định ban hành.
- Giấy chứng nhận (hoặc tem kiểm định) bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng.
Tham khảo ngay: Dịch vụ tư vấn chăm sóc ô tô KingWrap
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn tìm hiểu về dán nóc xe ô tô tại Hà Nội. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về xe ô tô khi tham gia giao thông, vui lòng liên hệ Hotline: 0985022495 – 0916789692 – 0866919559 sẽ được độ ngũ nhân viên của KingWrap tư vấn miễn phí.